
Tác dụng dược lý của Thạch xương bồ, liều dùng, cách dùng
Thạch xương bồ còn có tên gọi khác là xương bồ, thủy xương bồ, cửu tiết xương bồ. Đây là một loại dược liệu có hoa thuộc họ Ráy (danh pháp khoa học: Araceae). Dược liệu này mang trong mình vị cay, tính ôn có tác dụng hóa thấp hòa vị, khai thiếu ninh thần. Chủ trị điếc tai, hôn mê, hoảng loạn do đàm trọc bế tắc, chữa thoát vị đĩa đệm …

Mô tả dược liệu
Dược liệu xương bồ là thân rễ đã sấy/ phơi khô của cây Thạch xương bồ – Acorus gramineus hoặc cây Thủy xương bồ – Acorus calamus.
1. Đặc điểm của cây xương bồ
Thạch xương bồ là cây thân cỏ, sống dai, thân rễ mọc bò ngang, nhiều đốt và phân nhánh. Lá mọc ốp vào nhau, có bẹ, phiến lá có hình dải hẹp. Hoa mọc thành cụm, quả mọng, có màu đỏ nhạt khi chín. Lá và thân rễ có mùi thơm đặc biệt.
Thủy xương bồ (bồ bồ) cũng là cây thân cỏ nhưng cao hơn, chiều cao từ 40 – 60cm. Thân rễ phân nhánh nhiều, có nhiều rễ con và được phân nhiều đốt. Lá hình dải hẹp giống thạch xương bồ, rộng từ 1 – 3cm, dài 50 – 150cm. Cây ra hoa vào tháng 5 – 7 và sai quả vào tháng 6 – 8.

Bộ phận dùng
Thân rễ.
3. Phân bố
Mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta.
4. Thu hái – sơ chế
Thu hái quanh năm nhưng thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào tháng 8 – 9. Sau khi hái rễ về, đem cắt bỏ rễ con và lá, sau đó rửa sạch đất cát và phơi khô.
5. Bảo quản
Nơi khô ráo và thoáng mát. Dược liệu dễ ẩm mốc nên cần tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.
6. Thành phần hóa học
Thạch xương bồ chứa 0.5 – 0.8% tinh dầu (phenol, axit béo và 86% asaron). Thủy xương bồ chứa hàm lượng tinh dầu cao hơn, khoảng 1.5 – 3.5% (asaron, asarylandehyt, tannin, acorin).
Vị thuốc xương bồ
1. Tính vị
Vị cay, tính ôn, không độc.
2. Quy kinh
Quy vào kinh Tâm và Vị. Một số tài liệu ghi chép vị thuốc xương bồ quy vào kinh Tâm và Can hoặc Tâm và Bàng quang.

Để lại một phản hồi